Mẹo học lý thuyết thi bằng lái xe

Học 600 câu hỏi lý thuyết để thi bằng lái xe mà không có mẹo là một điều vô cùng khó khăn cho tất cả học viên. Vì vậy Trung tâm Thành Công đã tổng hợp lại các câu hỏi và đưa ra các câu trả lời mà học viên khi xem qua có thể nhớ dễ dàng hơn.

Câu hỏi sẽ được đánh số thứ tự 1, 2 ,3 … và câu trả lời nằm dưới câu hỏi, hoặc sau câu hỏi. Các bạn nhớ chú ý câu trả lời mà có các cụm từ như Trung tâm Thành Công hướng dẫn là câu trả lời đúng nhé.

Ngoài ra bạn vào trang Web bên dưới hình để ôn luyện các bộ đề thi sát hạch lái xe:

<img src="https://hvcsnd.com/wp-content/plugins/title-icons/icons/rss.png" class="lazy-load titleicon"/> Mẹo học lý thuyết dễ nhớ để thi bằng lái xe

 

I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

  1. Khái niệm đường bộ?
  • Đường, cầu.
  • Hầm, bến phà.
  1. Công trình đường bộ?
  • Đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ.
  • Rào chắn, đảo giao thông.
  1. Vạch kẻ đường? :  Phân chia làn đường.
  2. Phần đường xe chạy? : Là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại.
  3. Làn đường? :  chia theo chiều dọc, xác định phương tiện giao thông đi đúng làn đường.
  4. Khổ giới hạn đường bộ? :  chiều cao hoặc chiều rộng, hàng hóa xếp trên xe.
  5. Đường phố? : đường đô thị.
  6. Dải phân cách?: phân chia phần đường xe cơ giới, xe thô sơ.
  • Gồm hai loại: cố định và di động.
  1. Đường cao tốc? :  chỉ cho xe ra vào ở những điểm nhất định, cấm xe máy.
  2. Đường chính? :  là đường bảo đảm giao thông chủ yếu trong khu vực.
  3. Đường ưu tiên?: là đường được các phương tiện ở các hướng khác nhường đường.
  4. Phương tiện giao thông đường bộ? : gồm cơ giới, thô sơ.
  5. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ? : kể cả xe máy điện.
  6. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ??: kể cả xe đạp máy.
  7. Xe máy chuyên dùng? : xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ
  8. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ? : cơ giới, thô sơ, xe máy chuyên dùng.
  9. Người tham gia giao thông?:
  • Người sử dụng phương tiện.
  • Dẫn dắt súc vật, người đi bộ.
  1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông? : người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng.
  2. Người điều khiển giao thông?:
  • Cảnh sát giao thông.
  • Người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông.
  1. Hàng nguy hiểm? : an ninh quốc gia.
  2. Dừng xe?: đứng yên tạm thời, không được rời khỏi xe
  3. Đỗ xe?: được rời khỏi xe và không giới hạn thời gian.

II. QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

  1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông? :
  • Tay giơ thẳng đứng: tất cả dừng lại.
  • Hai tay hoặc một tay giơ ngang: trước sau dừng lại, trái phải được đi.
  • Tay phải dơ về phía trước : Phía sau và bên phải dừng lại, phía trước rẻ phải, bên trái đi các hướng, người đi bộ qua đường đi sau lưng người điều khiển giao thông.
  1. Dừng xe, đỗ xe?: Phía bên phải, không được cách xa lề đường quá 0.25 m và cách ô tô đang đổ phía bên kia đường tối thiểu là 20 m.
  2. Xếp hàng hóa vượt phía trước, phía sau? 
  • Ban ngày cờ báo hiệu màu đỏ.
  • Ban đêm đèn đỏ báo hiệu.
  1. Nhường đường tại nơi giao nhau.
  • Không có báo hiệu đi theo vòng xuyến nhường đường bên phải.
  • Có báo hiệu đi theo vòng xuyến nhường đường bên trái.

III. HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

  1. Hoạt động vận tải đường bộ?: hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ.
  2. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô?: không quá 10h trên ngày, không lái liên tục quá 4h.
  3. Quyền và nghĩa vụ của hành khách?: được miễn phí cước hành lý ≤ 20 kg.
  4. Vận tải đa phương thức?: bằng ít nhất hai phương thức vận tải.
  5. Giấy phép lái xe?:
    • Hạng B1: chở người đến 9 chỗ, tải dưới 3,5 T (không được kinh doanh vận tải).
    • Hạng B2: chở người đến 9 chỗ, tải dưới 3,5 T.
    • Hạng C: chở người đến 9 chỗ, tải trên 3,5 T.
    • Hạng D: chở người từ 10-30 chỗ.
    • Hạng E: chở người trên 30 chỗ.
    • Hạng FC: Lái xe hạng C có kéo rơmóc, đầu kéo sơmi rơmóc.
    • Hạng FE: Lái xe hạng E có kéo theo rơmóc, ô tô chở khách nối toa.
  1. Tuổi sức khỏe của người lái xe
    • Đủ 16 tuổi: lái xe gắn máy dưới 50 cm3¬.
    • Đủ 18 tuổi: lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2.
    • Đủ 21 tuổi: lái xe hạng C.
    • Đủ 24 tuổi: lái xe hạng D.
    • Đủ 27 tuổi: lái xe hạng E.
    • Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chổ: Nam 55 tuổi, Nữ 50 tuổi.

IV. CẤU TẠO VÀ CÔNG DỤNG CỦA ĐỘNG CƠ Ô TÔ

  1. Yêu cầu kính chắn gió ô tô?: loại kính an toàn.
  2. Âm lượng còi điện lắp trên ô tô?: từ 90-115 dB.
  3. Mục đích của việc bảo dưỡng thường xuyên với xe ô tô?: giảm cường độ hao mòn các chi tiết, giữ gìn được hình thức bên ngoài.
  4. Nguyên nhân làm động cơ diezen không nổ?: Hết nhiên liệu, lõi lọc nhiên liệu bị tắc, lọc khí bị tắc, nhiên liệu lẫn không khí.
  5. Yêu cầu về an toàn kỹ thuật đối với dây đai an toàn lắp trên ô tô.
  • Cơ cấu hãm giữ chặt dây khi giật đột ngột.
  1. Động cơ 4 kỳ?: 4 hành trình
  2. Động cơ 2 kỳ?: 2 hành trình
  3. Công dụng của động cơ ô tô?: nhiệt năng biến thành cơ năng.
  4. Công dụng của cơ cấu trục khủy thanh truyền trong động cơ đốt trong?: biến chuyển động tịnh Thành Công chuyển động quay của trục khủy.
  5. Công dụng của hệ thống truyền lực ô tô? : truyền mô men quay.
  6. Công dụng ly hợp của ô tô?: truyền hoặc ngắt truyền động.
  7. Công dụng của hộp số ô tô?: đảm bảo cho ô tô chuyển động lùi.
  8. Công dụng hệ thống lái của ô tô?: thay đổi hướng.
  9. Công dụng hệ thống phanh ô tô?: giảm tốc độ.

V. KỸ THUẬT LÁI XE Ô TÔ

  1. Khởi hành ô tô trên đường bằng? : đạp ly hợp hết hành trình, vào số 1.
  2. Khi xuống dốc, muốn dừng xe?: về số 1, đạp nữa ly hợp cho xe đến chỗ dừng.
  3. Khi điều khiển xe trên đường vòng: giảm tốc độ tới mức cần thiết
  4. Khi điều khiển xe ô tô trên đường trơn: không đánh lái ngoặt và phanh gấp.
  5. Khi nhả phanh tay: tay phải bóp khóa hãm.
  6. Khi điều khiển ô tô xuống dốc cao: về số thấp.
  7. Để giảm tốc độ khi ô tô đi xuống đường dốc dài: về số thấp.
  8. Khi điều khiển ô tô qua đoạn đường ngập nước: về số thấp, chạy từ từ.
  9. Khi vào số để tiến hoặc lùi xe ô tô có số tự động: đạp bàn đạp phanh chân hết hành trình.
  10. Khi điều khiển ô tô lên dốc cao: đến gần đỉnh dốc phải đi chậm.
  11. Khi điều khiển xe ô tô rẽ trái ở chỗ đường giao nhau: có tín hiệu rẽ trái, cho xe chạy chậm tới phía trong của tâm đường giao nhau.
  12. Khi điều khiển xe ô tô rẽ phải ở chỗ đường giao nhau: điều khiển xe bám sát phía phải, giảm tốc độ.
  13. Khi quay đầu xe: quay đầu xe ở nơi nguy hiểm thì đưa đầu xe về phía nguy hiểm đưa đuôi xe về phía an toàn.
  14. Khi điều khiển ô tô tới gần xe chạy ngược chiều vào ban đêm: đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần, nhìn chếch sang phía phải.
  15. Khi lái xe ô tô qua rào sắt không có rào chắn: tạm dừng xe.
  16. Khi điều khiển xe qua đường sắt: dừng xe tạm thời, kéo phanh tay.
  17. Khi điều khiển xe ô tô tự đổ:
  • Không lấy lái gấp và không phanh gấp
  • Khi đổ hàng phải chọn vị trí có nền đường cứng và phẳng.
  1. Khi điều khiển tăng số: nhịp nhàng, chính xác.
  2. Khi điều khiển xe giảm số: nhịp nhàng, chính xác, vào ga phải phù hợp với tốc độ.
  3. Khi đã đỗ xe ô tô sát lề đường bên phải: quan sát tình hình giao thông phía sau.
  4. Sử dụng chân khi điều khiển xe ô tô số tự động: không sử dụng chân trái.
  5. Khi điều khiển ô tô gặp mưa to hoặc sương mù: bật đèn chiếu gần và đèn vàng.

VI. BIỂN BÁO VÀ SA HÌNH KHI THI BẰNG LÁI XE

Thứ tự các xe từ nhỏ đến lớn: ô tô con => khách => tải => máy kéo => ô tô kéo móc => máy kéo kéo móc.

Cấm nhỏ thì cấm lớn, cấm lớn không cấm nhỏ.

Cấm 2 bánh không cấm 4 bánh, cấm 4 bánh cũng không cấm 2 bánh.

Nguyên tắc xử lý sa hình:

  1. Xe đã vô ngã tư.
  2. Xe ưu tiên (cứu hỏa, quân sự, công an, cứu thương).
  3. Theo tín hiệu đèn giao thông.
  4. Theo đường ưu tiên.
  5. Tại ngã tư các tuyến đường cùng cấp , thứ tự di chuyển: xe bên phải trống => xe rẽ phải  => xe đi thẳng => xe rẽ trái.

VII. MỘT SỐ LƯU Ý

  1. Khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước : lấy vận tốc lớn nhất trừ 30 .
  2. Hàng siêu trường, siêu trọng: không tháo rời được.
  3. Tẩy xóa làm sai lệch GPLX, sử dụng GPLX giả bị cấm cấp GPLX trong vòng 5 năm.
  4. Người điều khiển mô tô, gắn máy nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililit máu, 0.25 miligam/1 lít khí thở thì bị cấm (chọn số cao nhất).
  5. Sát hạch để cấp giấy phép sát hạch lái xe ô tô thực hiện tại trung tâm sát hạch lái xe.
  6. Cơ quan quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều … là ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  7. Xe quá tải trọng, quá khổ khi lưu thông trên đường phải xin phép cơ quan quản lý giao thông có thẩm quyền.
  8. Đảm bảo trật tư giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  9. Vạch kẻ đường nét liền, không được quay đầu, không được chuyển làn.
  10. Tới giao lộ không được vượt.
  11. Trong sa hình câu hỏi xe nào vi phạm quy tắc giao thông? Chọn đáp án không có ô tô con.

    TRUNG TÂM DẠY NGHỀ, ĐÀO TẠO VÀ SÁT HẠCH LÁI XE HỌC VIỆN CẢNH SÁT

    Địa chỉ: Số 1, ngõ 6 Miêu Nha, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Điện thoại: 0373 191 090 – Website: hvcsnd.com

    <img src="https://hvcsnd.com/wp-content/plugins/title-icons/icons/rss.png" class="lazy-load titleicon"/> Mẹo học lý thuyết dễ nhớ để thi bằng lái xe

Bài viết liên quan
TƯ VẤN
MIỄN PHÍ
HOTLINE
0373 191 090
TƯ VẤN
MIỄN PHÍ
HOTLINE
0373 191 090