1. Khái niệm

Bãi phẳng là một bãi rộng và phẳng để dễ luyện tập việc tăng, giảm tốc độ và chuyển hướng chuyển động của xe ôtô.

2. Cách điều khiển xe ôtô chuyển động đúng hướng

Muốn xe ôtô chuyển động thẳng, cần điều khiển nó đi theo một đường thẳng dẫn hướng tưởng tượng. Đường thẳng này được xác định bởi ba điểm: một điểm là tâm vô lăng lái, một điểm trên hàng cúc ngực và một điểm chọn trên mặt đường.
Để điều khiển xe ôtô quay vòng sang phải cần quay vô lăng lái theo chiều kim đồng hồ, khi xe ôtô đã chuyển động đúng hướng thì từ từ trả lái để giữ ổn định hướng chuyển động mới.
Để điều khiển xe ôtô quay vòng sang trái cần quay vô lăng lái ngược chiều kim đồng hồ, khi xe ôtô đã chuyển động đúng hướng thì từ từ trả lái để giữ ổn định hướng chuyển động mới.

3. Chú ý

Trước khi quay vòng, phải quan sát chướng ngại vật, bật đèn xin đường.

Khi điều khiển xe ôtô thay đổi hướng chuyển động thì không nên đổi số.

II) Lái xe trên đường bằng

Đường bằng là loại đường tương đối bằng phẳng, trên đường có nhiều tình huống giao thông đòi hỏi người lái xe phải rèn luyện kỹ năng để đảm bảo an toàn chuyển động cho xe ôtô.

1. Phương pháp căn đường

Căn đường là danh từ riêng để chỉ phương pháp xác định vị trí và đường đi của xe ôtô trên mặt đường.
Phương pháp chủ yếu để căn đường là so sánh vị trí người lái xe trong buồng lái với một điểm chuẩn di chuyển tự chọn trên mặt đường, thường là điểm nằm trên trục tim đường.
Nếu người lái xe thấy vị trí của mình trùng sát với điểm chuẩn, tức là xe ôtô đã ở đúng hoặc gần đúng giữa đường.
Nếu thấy vị trí của mình lệch hẳn sang bên trái của điểm chuẩn, tức là xe ôtô đã ở bên trái đường và ngược lại.
Xe ôtô cần chuyển động song song với trục tim đường, nếu bị lệch mà không chỉnh lại hướng xe ôtô sẽ lao ra khỏi mặt đường (hình 3-1).

<img src="https://hvcsnd.com/wp-content/plugins/title-icons/icons/rss.png" class="lazy-load titleicon"/> Lái Xe Trên Đường Bằng Phẳng Qua Đường Hẹp
Hình 3-1: Phương pháp căn đường

Khi hai xe ôtô tránh nhau cần phải chia đường làm hai phần. Chia phần đường tưởng tượng của xe mình ra làm 3 phần bằng nhau và điều khiển ôtô đi như hình 3-2

<img src="https://hvcsnd.com/wp-content/plugins/title-icons/icons/rss.png" class="lazy-load titleicon"/> Lái Xe Trên Đường Bằng Phẳng Qua Đường Hẹp
Hình 3-2: Tránh nhau trên đường hai chiều

Khi tránh ổ gà hay tránh các chướng ngại vật cần căn đường theo vết bánh xe trước bên trái. Thường tâm của người lái và tâm vết bánh trước bên trái cách nhau khoảng 100mm – 150mm. (hình 3-3).

<img src="https://hvcsnd.com/wp-content/plugins/title-icons/icons/rss.png" class="lazy-load titleicon"/> Lái Xe Trên Đường Bằng Phẳng Qua Đường Hẹp​​​​​​​
Hình 3-3: Phương pháp căn đường

2. Tránh nhau trên mặt đường hẹp

Khi tránh nhau trên mặt đường hẹp, cần phải giảm tốc độ. Trong trường hợp cần thiết, một xe dừng lại để nhường đường (bên nào có mặt đường rộng nên tự giác dừng xe).

3. Chú ý

Không nên đi cố vào đường hẹp;

Xe đi ở phía sườn núi nên dừng lại trước để nhường đường.
Trong khi tránh nhau không nên đổi số;

Khi dừng xe nhường đường phải đỗ ngay ngắn, không đỗ chếch đầu hoặc thùng xe ra ngoài.

Khi tránh nhau ban đêm, phải tắt đèn pha để đèn cốt.

Bài viết liên quan
TƯ VẤN
MIỄN PHÍ
HOTLINE
0373 191 090
TƯ VẤN
MIỄN PHÍ
HOTLINE
0373 191 090