Kinh nghiệm làm bài thi lý thuyết bằng lái xe ô tô B2

Khi tham gia một khóa đào tạo lái xe ô tô, chắc hẳn bất kì ai cũng muốn vượt qua kì thi lý thuyết với kết quả cao. Tuy nhiên số lượng câu hỏi ôn tập khá nhiều cũng khiến nhiều người học cảm thấy nản chí. Hiểu được khó khăn đó, nhiều trung tâm dạy lái xe ô tô đã chia sẻ một số kinh nghiệm, thủ thuật khi làm bài thi lí thuyết, với tỉ lệ trả lời chính xác rất cao. Học viên cũng có thể nắm những “mẹo” này để làm bài thi dễ dàng hơn. Nhưng nên nhớ rằng việc nắm vững lý thuyết vẫn là nền tảng cơ bản để người học có thể vượt qua bài thi lý thuyết và có được những kiến thức đầy đủ khi tham gia giao thông.

<img src="https://hvcsnd.com/wp-content/plugins/title-icons/icons/rss.png" class="lazy-load titleicon"/> Kinh nghiệm làm bài thi lý thuyết bằng lái xe ô tô B2

Sau đây là một số lưu ý khi làm bài thi lái xe bằng B2 mà chúng tôi chia sẻ với bạn

– Câu hỏi có từ “đường bộ” đáp án thường là đáp án 2.
– Câu hỏi có từ 3-4 đáp án đa phần khoanh vào đáp án “tất cả”. Riêng câu 3 “phần đường xe chạy” chọn đáp án 1.
– Câu hỏi có từ “nguy hiểm”, “đặc biệt” khoanh đáp án nào có từ “chính phủ”.
– Câu hỏi có từ “địa phương quản lý” chọn đáp án có “UBND tỉnh”.
– Các câu trả lời có chứa các từ như “tuyệt đối không”, “tuyệt đối cấm”, “cấm” thường là câu sai.
– Câu có chủ đề kinh doanh vận tải xe buýt, đáp án thường là những câu dài nhất.
– Câu có chủ đề yêu cầu của hệ thống lái, đáp án là câu 1.
– Câu có chủ đề công dụng của hộp số, đáp án là câu 1.
– Câu hỏi liên quan đến gương chiếu hậu, khoanh đáp án có từ “nhìn sau 20m”.
– Câu hỏi sa hình có 4 xe, khoanh đáp án 3, riêng câu 300 khoanh đáp án 1.
– Câu liên quan đến yêu cầu của hệ thống lái, đáp án 1 là chính xác.
– Câu hỏi có liên quan đến khoảng cách với đường ray, đáp án đúng là 5 mét.
Đối với các câu hỏi sa hình, người học lái xe bằng B2 cần chú ý những nguyên tắc sau:
– Xe nào vào ngã tư trước thì xe đó có quyền ưu tiên cao nhất. Sau đó là đến các xe ưu tiên, bao gồm xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe quân sự, xe công an.
<img src="https://hvcsnd.com/wp-content/plugins/title-icons/icons/rss.png" class="lazy-load titleicon"/> Kinh nghiệm làm bài thi lý thuyết bằng lái xe ô tô B2
– Nếu cùng là xe ưu tiên hoặc không ưu tiên thì xe nào nằm trên đường ưu tiên thì có quyền đi trước.
– Xe nào không vướng các xe khác ở bên phải có quyền đi trước, khi trong vòng xuyến thì phải nhường đường cho xe đi từ bên trái.
Một số mẹo nhỏ khi là bài thi lý thuyết

1. Các câu hỏi chọn đáp án “Tất cả”

  • Những hành vi cấm
  • Kinh doanh vận tải
  • Đạo đức

2. Các câu hỏi có từ sau đây thì chọn 2 đáp án:

  • Hành vi
  • Trách nhiệm
  • Nhiệm vụ
  • Nghĩa vụ
  • Khách
  • Đạo đức
  • Văn hóa giao thông
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Tham gia giao thông

* Thường câu hỏi chỉ có 2 đáp án và sẽ chọn cả 2.

3. Chọn đáp án dài nhất nếu câu trả lời bắt đầu bằng những từ sau:

  • Phải
  • Quan sát
  • Kiểm tra
  • Hoạt động
  • Bảo dưỡng
  • Tại
  • Trên
  • Xe chữa cháy

4. Câu trả lời có các từ sau đây thì chọn:

  • Nghiêm cấm hoặc bị nghiêm cấm
  • Không được
  • Chấp hành
  • Bắt buộc
  • Phải có phép của cơ quan có thẩm quyền
  • Dùng thanh nối cứng
  • Báo hiệu tạm thời
  • Hiệu lệnh người điều khiển giao thông
  • Phương tiện giao thông đường sắt
  • Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ

5. Câu hỏi về tốc độ

  • Trên đường cao tốc thì lấy tốc độ cao nhất trong câu trừ 30 sẽ được đáp án đúng
  • Ngoài khu dân cư: tốc độ trên đường là 80km/h (xe < 3,5 tấn) (câu 1)
  • Ngoài khu dân cư: tốc độ 70km/h (xe > 3,5tấn) (câu 2)
  • Ngoài khu dân cư: tốc độ 60km/h (xe môtô) (câu 4)
  • Ngoài khu dân cư: tốc độ 50km/h (xe máy (câu 3)
  • Trong khu dân cư: tốc độ 50km/h (xe < 3,5 tấn)
  • Trong khu dân cư: tốc độ 40km/h (xe gắn máy, xe môtô)
  • Trong khu dân cư: tốc độ 30km/h (xe công nông)

Mẹo nhỏ để làm câu này: Các bạn cứ nhớ phép tính 8 x 7 = 56 tương ứng với thứ tự các số trong bài toán và đó là đáp án đúng: 80 (đáp án 1), 70 (đáp án 2), 50 (đáp án 3), 60 (đáp án 4).

6. Độ tuổi tham gia giao thông:

  • 16 tuổi: xe gắn máy dưới 50 phân khối
  • 18 tuổi: hạng A1, A2, B2
  • Nam > 60 tuổi, nữ > 55 tuổi: hạng B1
  • 21 tuổi: hạng C
  • 24 tuổi: hạng D
  • 27 tuổi: hạng E

Đối với câu hỏi độ tuổi, mẹo nhỏ để trả lời đúng đó chính là nên nhớ giấy phép lái xe từ hạng B2 – hạng E sẽ cách nhau 3 tuổi.

7. Thứ tự các xe được quyền ưu tiên

Xe chữa cháy => Xe quân sự, xe công an làm nhiệm vụ => Xe cứu thương => Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh => Đoàn xe tang.

8. Câu hỏi về niên hạn sử dụng xe

  • Ôtô tải: 25 năm
  • Ôtô trên 9 chỗ: 20 năm

9. Giới hạn thời gian dừng và đỗ xe

  • Đỗ xe: không giới hạn thời gian
  • Dừng xe: có giới hạn thời gian

10. Cách nhận biết các loại biển báo

  • Biển báo cấm: hình tròn, viền đỏ
  • Biển báo nguy hiểm: hình tam giác vàng, viền đỏ
  • Biển báo hiệu lệnh: hình tròn xanh, hình vẽ trắng
  • Biển chỉ dẫn: hình vuông hoặc hình chữ nhật màu xanh, hình vẽ trắng
  • Thứ tự sắp xếp các loại xe từ nhỏ đến lớn: xe ô tô con → xe ô tô khách → xe ô tô tải → xe máy kéo → xe sơ mi rơ moóc
  • Biển báo cấm xe nhỏ → cấm luôn xe lớn
  • Biển cấm xe ô tô con → cấm luôn xe ba bánh, xe lam
  • Biển cấm xe rẽ trái → cấm luôn xe quay đầu
  • Ngược lại biển cấm xe quay đầu → xe được phép rẽ trái
  • Nếu biển màu xanh cho phép xe quay đầu → xe không được phép rẽ trái
  • Nếu gặp biển “STOP” thì tất cả các xe phải dừng lại trong mọi trường hợp kể cả xe ưu tiên
  • Nếu gặp biển cấm có ghi số 14m thì chọn đáp án không được phép
  • Nếu biển báo cấm ô tô vượt thì tất cả các loại ô tô đều không được vượt
  • Ngược lại nếu biển cấm xe tải vượt thì xe ô tô con và ô tô khách được vượt
  • Biển báo hiệu cầu vượt liên thông là biển báo hình chữ nhật có chữ trên biển
  • Biển báo hiệu cầu vượt cắt ngang là biển báo hình tròn không có chữ trên biển
  • Biển báo hình vuông màu xanh vẽ mũi tên dài bên phải nằm song song với xe khách và mũi tên ngắn hướng thẳng đứng báo hiệu có làn đường dành cho ô tô khách
  • Biển báo màu xanh hình vuông vẽ mũi tên dài nằm dưới song song với xe khách và mũi tên ngắn hướng mũi tên dài về bên phải báo hiệu rẽ ra đường có làn đường dành cho ô tô khách

11. Giao nhau có vòng xuyến thì nhường cho xe đi bên phải

12. Nồng độ cồn cho phép

  • Đối với ô tô, máy kéo: không được uống bia, rượu
  • Đối với mô tô 2 bánh, xe gắn máy: không được vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở

13. Mẹo học sa hình dễ nhớ

  • Xe nào đã vào ngã tư thì xe đó có quyền ưu tiên đi trước cao nhất.
  • Tiếp đó đến các xe ưu tiên: xe cứu hoả =>xe quân sự, xe công an => xe cứu thương…
  • Tiếp đó thì xét đến đường ưu tiên, tức là xe nào nằm trên đường ưu tiên thì có quyền đi trước.
  • Xe nào không vướng xe khác ở bên phải có quyền đi trước, nhưng trong vòng xuyến thì phải nhường đường cho xe đến từ bên trái.
  • Thứ tự ưu tiên tiếp theo: xe rẽ phải, xe đi thẳng, xe rẽ trái
Trên đây là một số thủ thuật khi làm bài thi lý thuyết học lái xe người học có thể tìm hiểu. Nhưng như đã nói ở trên, học viên nên nắm vững các hê thống lý thuyết, điều này không chỉ giúp ích chọ bạn sau này khi tham gia giao thông mà thậm chí giúp bạn làm bài thi lý thuyết nhanh, hiệu quả hơn nhiều việc học các mẹo. Trung tâm đào tạo lái xe ô tô Sao Thủ Đô chúc các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi sắp tới!

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ, ĐÀO TẠO VÀ SÁT HẠCH LÁI XE HỌC VIỆN CẢNH SÁT

Địa chỉ: Số 1, ngõ 6 Miêu Nha, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Điện thoại: 0373 191 090 – Website: hvcsnd.com

<img src="https://hvcsnd.com/wp-content/plugins/title-icons/icons/rss.png" class="lazy-load titleicon"/> Kinh nghiệm làm bài thi lý thuyết bằng lái xe ô tô B2

Bài viết liên quan
TƯ VẤN
MIỄN PHÍ
HOTLINE
0373 191 090
TƯ VẤN
MIỄN PHÍ
HOTLINE
0373 191 090