Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về quy tắc chung khi tham gia giao thông như sau:
Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ (khoản 1 Điều 9).
Trường hợp điều khiển phương tiện tham gia giao thông đi ngược chiều sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (điểm c khoản 5 Điều 5). Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5).
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (điểm a khoản 7 Điều 5). Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5).
– Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (điểm a khoản 8 Điều 5). Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng.
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (khoản 5 Điều 6). Bị tước quyền sử dung Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông (điểm b khoản 7 Điều 6). Bị tước quyền sử dụng Giấy phéo lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xeđi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi đi ngược chiều trên đường cao tốc và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (điểm c khoản 4 Điều 7). Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng.
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi đi ngược chiều trên đường cao tốc (điểm a khoản 7 Điều 7). Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc (điểm a khoản 8 Điều 7). Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 05 tháng đến 07 tháng và tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.
Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác
– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều” (điểm c khoản 3 Điều 8).