Xe thô sơ là xe gì? Mức phạt với xe thô sơ được quy định thế nào?
Để phục vụ cho các mục đích di chuyển khác nhau mà xe thô sơ cũng được nhiều người dân lựa chọn làm phương tiện để tham gia giao thông. Sau đây là những thông tin đáng chú ý liên quan đến loại phương tiện này mà không phải ai cũng biết.
1. Xe thô sơ là gì? Xe thô sơ gồm những loại xe nào?
Khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và điểm 3.33 Điều 3 Quy chuẩn 41:2019/BGTVT đều định nghĩa về xe thô sơ dưới dạng liệt kê.
Theo đó, xe thô sơ bao gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe xích lô, xe súc vật kéo, xe lăn dùng cho người khuyết tật và các loại xe tương tự không sử dụng động cơ gây ra sức kéo.
Có thể hiểu đơn giản, xe thô sơ là các phương tiện tham gia giao thông đơn giản, không sử dụng động cơ mà di chuyển bằng sức người hoặc động vật.
Cùng với đó, Quy chuẩn 41:2019/BGTVT cũng giải thích thêm về các loại xe thô sơ như sau:
– Xe đạp: Phương tiện có 02 hoặc 03 bánh xe và di chuyển được bằng sức người đạp hoặc bằng tay quay, kể cả xe chuyên dùng của người khuyết tật có tính năng tương tự.
– Xe đạp thồ: Xe đạp chở hàng trên giá đèo hàng hoặc chằng buộc 02 bên thành xe.
– Xe người kéo: Phương tiện thô sơ có 01 hoặc nhiều bánh xe và chuyển động được nhờ sức người kéo hoặc đẩy (trừ xe nôi trẻ em và phương tiện chuyên dùng đi lại của người tàn tật).
– Xe súc vật kéo: Phương tiện thô sơ chuyển động được nhờ súc vật kéo.
2. Xe thô sơ đi làn đường nào?
Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, làn đường dành cho xe thô sơ là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông thô sơ đường bộ qua lại.
Điều 13 Luật Giao thông đường bộ hướng dẫn về việc sử dụng làn đường như sau:
Theo đó, xe thô sơ phải đi vào làn đường bên phải trong cùng, còn các làn khác được sử dụng cho các phương tiện xe cơ giới, xe máy chuyên di chuyển.
Ngoài ra, nếu đường được bố trí dành riêng cho xe thô sơ, lực lượng chức năng sẽ bố trí biển báo hiệu số R.304 “Đường dành cho xe thô sơ” để người tham gia giao thông được biết và tuân thủ cho đúng.
3. Nhận biết biển dành cho xe thô sơ
Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, biển báo xe thô sơ được ký hiệu là R.304 với tên gọi là “Đường dành cho xe thô sơ”. Biển này có dạng như sau:
Biển báo này được sử dụng để báo hiệu đường dành cho xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ.
Biến báo xe thô sơ có hiệu lực bắt buộc đối với các loại xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ, yêu cầu các phương trên phải dùng đường dành riêng này để di chuyển.
Đồng thời cấm các xe cơ giới kể cả xe gắn máy, các xe được ưu tiên theo quy định đi vào đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng vẫn phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho xe thô sơ và người đi bộ.
4. 10 yêu cầu cần nhớ khi đưa xe thô sơ lưu thông trên đường
Theo Luật Giao thông đường bộ, khi đưa xe thô sơ tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:
– Thứ tự khí xuống phà: Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải xuống phà trước, xe thô sơ, người đi bộ xuống phà sau (Khoản 3 Điều 23).
– Xe thô sơ không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc (Khoản 4 Điều 26).
– Xe thô sơ đi trong hầm đường bộ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu (Khoản 1 Điều 27)
– Người đi xe đạp chỉ được chở 01người, riêng trường hợp chở thêm 01 trẻ em dưới 07 tuổi được chở tối đa 02 người (Khoản 1 Điều 31).
– Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm, cài quai đúng quy cách (Khoản 2 Điều 31).- Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng quy định (Khoản 3 Điều 31).
– Xe thô sơ đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe (Khoản 3 Điều 31).
– Người điều khiển xe súc vật kéo phải có bảo đảm vệ sinh trên đường (Khoản 3 Điều 31).
– Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn (Khoản 4 Điều 31).
– Việc sử dụng xe thô sơ để vận chuyển hành khách, hàng hóa phải theo đúng quy định (Khoản 1 Điều 80).