Nâng hạng giấy phép lái xe là hình thức giúp cho giấy phép lái xe có thêm nhiều chức năng. Cụ thể sẽ giúp tài xế điều khiển được nhiều loại xe hoặc xe vận tải hơn. Ví dụ như, bạn đang có bằng lái B2 và được điều khiển xe dưới 9 chỗ ngồi không kinh doanh vận tải nếu bạn muốn chở hàng hoặc lái loại xe hạng nhẹ, nặng hoặc lái xe khách 14 chỗ thì bạn cần đến các thủ tục nâng hạng bằng lái xe ô tô. Hãy cùng Học lái xe Hà Nội tìm hiểu các thông tin thông qua bài viết sau đây.
Nâng hạng giấy phép lái xe là gì? Có cần thiết phải nâng hạng?
Đổi bằng lái xe ô tô
Nâng hạng bằng lái xe là làm cho bằng lái xe của bạn có thêm nhiều chức năng hơn. Ví dụ như việc điều khiển được nhiều loại xe hoặc loại xe vận tải nặng.
Thủ tục để nâng hạng bằng lái không quá phức tạp như học lái xe và thi sát hạch từ đầu. Quy trình vẫn sẽ đảm bảo học và thi nhưng vì bạn đã từng học qua và thi sát hạch giấy phép lái xe hạng nhỏ nên việc học lần này sẽ giảm được một số phần.
Các loại bằng lái xe hiện nay của bộ giao thông quy định
Bằng lái điều khiển xe hiện nay
Hiện nay, ở Việt Nam có phân ra một số loại giấy phép lái xe như sau:
- Hạng A1: Cho phép người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 50cc đến 175cc.
- Hạng A2: Người điều khiển các loại xe mô tô 2 bánh nói chung không giới hạn xi lanh.
- Hạng A3: Được phép điều khiển mô tô 3 bánh, xe lam, xích lô máy và các loại xe hạng A1 và không áp dụng đối với A2.
- Hạng A4: Cho phép người điều khiển các loại máy kéo có tải trọng đến 1.000kg.
- Hạng B1: Dùng cho lái xe không chuyên nghiệp và được quyền điều khiển.
- Hạng C, D, E: Cấp cho người điều khiển xe chuyên nghiệp được quy định quyền điều khiển.
- Hạng F: Cấp cho người lái xe điều khiển các hạng B2, D, C, E để điều khiển các loại rơ mooc trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg.
Điều kiện nâng bằng lái xe
Nâng hạng bằng lái đơn giản
Để thỏa mãn được việc nâng hạng giấy phép lái xe thì người tài xế cần thỏa mãn được những điều sau:
- Để nâng bằng lái xe từ B2 lên C tài xế phải có đủ 3 năm kinh nghiệm trở lên và trên 21 tuổi.
- Điều kiện nâng bằng B2 lên D người điều khiển phải có đủ 5 năm kinh nghiệm trở lên.
- Điều kiện nâng bằng C lên D là đủ 3 năm kinh nghiệm trở lên và có độ tuổi từ 24 trở lên.
- Điều kiện nâng bằng C lên E là đủ 5 năm kinh nghiệm trở lên.
- Đối với những tài xế muốn nâng hạng D lên E phải đủ 3 năm kinh nghiệm trở lên.
Quy định về nâng hạng bằng lái xe
Một số quy định mới dành cho những công dân có nhu cầu nâng hạng giấy phép lái xe:
- Phải là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú hợp pháp hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
- Có đủ sức khỏe theo quy định của bộ y tế và có giấy phép xác nhận thời gian lái xe và số km lái xe an toàn theo quy định.
- Trường hợp nâng hạng B2 lên C, nâng bằng C lên D, hoặc từ hạng D lên hạng E và các giấy phép lái xe hạng F tương ứng phải có thời gian lái xe 3 năm và có đủ 50.000km lái xe an toàn.
- Với trường hợp nâng bằng B2 lên D, nâng bằng C lên E phải có thời gian lái xe ít nhất là 5 năm và có 100.000km lái xe an toàn.
- Để nâng lên các hạng D, E phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên.
- Thời hạn nâng bằng lái xe ô tô và đào tạo theo quy định của sở là 3 tháng đối với bằng do Hà Nội cấp và 5 tháng đối với tỉnh cấp.
Hồ sơ nâng hạng bằng lái xe
Nâng hạng bằng lái các phương tiện giao thông
Để tài xế có thể nâng bằng B2 lên E, B2 lên D, nâng bằng C lên D,… cần chuẩn bị một một số giấy tờ như sau: hồ sơ bằng lái gốc và bằng lái xe ô tô hiện đang có không cần công chứng, bằng văn hóa cấp 2 gốc, bằng tốt nghiệp cấp 3 (tùy hạng bằng lái), 8 ảnh 3×4, chứng minh nhân dân photo không cần công chứng.
Học phí nâng hạng C lên E, nâng bằng B2 lên D, nâng bằng C lên E,… chỉ từ 5.700.000 đồng. Chi phí nâng hạng bằng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như chất lượng giảng dạy và đào tạo của trung tâm đăng ký. Để biết chắc chắn mức phí bạn cần phải trả khi nâng hạng bằng thì hãy liên hệ ngay chúng tôi qua hotline của Học lái xe Hà Nội để được giải đáp thắc mắc nhé.
Một số quy định về đổi bằng lái xe
Một số quy định mới về đổi bằng lái xe đối với công dân hiện nay cụ thể như sau:
- Người được quyền đổi bằng lái khi bằng bị hết hạn và còn hạn dùng dưới 3 tháng. Những người muốn đổi bằng lái xe từ Việt Nam sang quốc tế hoặc ngược lại. Đổi bằng lái xe cũ thành mới và từ giấy cũ sang thẻ Pet.
Theo điều 17 thông tư 12/2017/TT-BGTVT chỉ có bằng A1, A2, A3 là không có thời hạn còn tất cả các bằng khác đều có thời hạn sử dụng nhất định. Vì vậy, sau khi hết hạn các bạn cần đổi sao cho kịp thời:
- Bằng B1: Có thời hạn đến khi người điểu khiển xe đủ 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam. Trong trường hợp người điều khiển xe được cấp bằng năm 45 tuổi thì có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.
- Đối với bằng A4, B2 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.
- Bằng C, D, E, F, B2, FD, FE,… có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.
Luật đổi bằng lái xe ô tô năm 2020
Luật đổi bằng lái xe mới trong năm 2020
Đến năm 2020, luật đổi bằng lái xe chỉ cho phép người có bằng lái xe hạng B1 được điều khiển xe mô tô 3 bánh và các loại xe theo quy định cho bằng lái xe A0 và A1. Lúc này, những người đang sở hữu các loại giấy phép lái xe này buộc phải chuyển sang hạng B1 và hạng ô tô B2.
- Hạng B1: Cho người điều khiển xe mô tô 3 bánh và các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng A0, A1.
- Hạng B2: Cho người lái xe ô tô chở từ 9 người trở xuống tính luôn cả chỗ ngồi lái xe điều khiển xe số tự động, ô tô tải số tự động có khối lượng hàng có thiết kế tải trọng không vượt quá 3.5 tấn,…
- Hạng C: Cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 7.5 tấn. Ngoài ra còn có các loại xe theo quy định của bằng lái hạng B, B2 và C1.
- Hạng D1: Cho người điều khiển ô tô chở 10 đến 15 chỗ, các loại xe chở người quy định cho bằng lái hạng D1 gồm xe có gắn kèm rơ mooc với khối lượng thiết kế thấp hơn 750kg.
- Hạng D2: Cho người điều khiển xe ô tô từ 16 đến 30 chỗ và các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng B, B2,C1, D1,…
Để biết thêm thông tin chi tiết về luật đổi bằng mới hiện hành, các bạn có thể tham khảo trên các trang internet nhé.