Giao thông đô thị là gì? Hệ thống giao thông đô thị là gì?

Giao thông đô thị là gì? Sự hình thành và phát triển giao thông đô thị? Vị trí, vai trò của giao thông đô thị? Hệ thống giao thông đô thị là gì?

Chúng ta có tự hỏi tại sao các đô thị phát triển lại thường tập trung tại các trục đường giao thông lớn không, bởi lẽ hệ thống giao thông giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển của một đô thị với một hệ thống giao thông chất lượng sẽ giúp cho các hoạt động lưu thông, vận chuyển hàng hóa và hành khách được diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả thuận tiện cho việc phát triển kinh tê, văn hóa, xã hội.

1. Giao thông đô thị là gì?

1.1. Sự hình thành và phát triển:

Giao thông đô thị hình thành và phát triển qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất (giữa thế kỷ XIX về trước): Giai đoạn này giao thông phát triển chậm, kéo dài. Hệ thống đường sá đơn giản, phương tiện thô sơ chủ yếu dựa vào sức súc vật kéo và sức gió. Cuối thời kỳ này đã xây dựng được đường sắt nhưng vẫn dùng sức ngựa để kéo là chủ yếu.

Giai đoạn thứ hai (từ thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XIX): Ở giai đoạn này giao thông đô thị đã áp dụng các thành tựu của động cơ hơi nước. Hệ thống giao thông đường sắt có động cơ ra đời.Thành quả này góp phần đưa các đô thị phát triển mạnh mẽ, nhiều đô thị quy mô dân số đang chưa tới 1000 dân đã tăng vọt lên tới hơn 2 triệu dân. Chiều rộng đô thị đang từ 2 – 3 km đã phát triển lên tới 10 – 12 km.

Giai đoạn thứ ba (từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX): Giai đoạn này hệ thống giao thông đường sát áp dụng năng lượng điện và hệ thống tàu điện bánh sắt ra đời thay cho động cơ hơi nước. Phương tiện này tiết kiệm nhiên liệu, đảm bảo vệ sinh môi trường, giá đi lại rẻ. Vào cuối giai đoạn này phương tiện ô tô đã bắt đầu xuất hiện.

Giai đoạn bốn (từ đầu thế kỷ XX cho đến nay): Giai đoạn này hệ thống đường ô tô bắt đầu phát triển nhanh do tính cơ động và nhanh nhẹn nên giao thông xe hơi đã chiếm vai trò chính trong hệ thống giao thông đô thị. Tàu điện ngầm lần đầu tiên xuất hiện ở London năm 1930.

1.2. Khái niệm về giao thông đô thị:

Đô thị là khu vực tập trung đông dân cư sinh sống trên 6000 người và chủ yếu hoạt động trong những lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, có đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, du lịch và dịch vụ của cả nước hoặc vùng lãnh thổ bao gồm thị trấn, thị xã, thành phố (thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương).

Giao thông được hiểu là một mạng lưới đường bộ, đường sát, đường biển, đường hàng không nhằm phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân qua các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, xe đạp,…với một mạng lưới giao thông chất lượng sẽ là yếu tố quan trọng giúp phát triển các khu vực xung quanh

Từ đây ta có thể hiểu, giao thông đô thị là Giao thông đô thị gồm một hệ thống các loại đường xá và các phương tiện vận tải hàng hoá và hành khách. Nó có chức năng đảm bảo sự vận chuyển các đầu vào cũng như đầu ra của các công ty, doanh nghiệp từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, vận chuyển hành khách đi lại hàng ngày nơi làm việc hoặc đến các điểm cần thiết trong đô thị hoặc ngược lại.

1.3. Vị trí, vai trò của giao thông đô thị:

Theo nghiên cứu và đánh giá giao thông đô thị là nhân tố gần như quyết định đối với sự hình thành và phát triển của đô thị. Khi các phương tiện giao thông đường bộ còn chưa phát triển, đường thủy đã đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của đô thị. Các đô thị cổ xưa phần lớn đều nằm ở những vị trí thuận tiện với hệ thống giao thông đường thủy.

Ngày nay nhờ vào kết quả của sự phát triển khoa học – kỹ thuật , nền công nghiệp phát triển, các phương tiện giao thông vận tải, nhất là vận tải đường bộ cũng được phát triển nhanh về số lượng cũng như chất lượng kéo theo sự hình thành và phát triển của các đô thị mới; đặc biết là tại các trục đường chính. Có thể nói ngày nay sự hình thành và phát triển của đô thị không tách rời sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ

Mạng lưới giao thông đô thị có tác dụng nối liền tất cả các khu vực có chức năng khác nhau của đô thị thành một khối thống nhất. Thực tế chứng minh rằng, không có hệ thống giao thông đô thị tốt thì việc một đô thị có thể phát triển nhanh nền kinh tế, văn hóa, xã hội là rất khó khăn và gian khổ.

2. Hệ thống giao thông đô thị:

2.1. Hệ thống giao thông đô thị là gì?

Theo như khái niệm về đô thị đã được đề cập tại phần trên thì một khu vực địa lý muốn trở thành một đô thị thì đòi hỏi cần phải có các đủ các kiều kiện nhất định trong đó bao gồm chất lượng của một cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống về giao thông đô thị sẽ là một nhân tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển của đô thị hiện đại ngày nay.

Hệ thống giao thông đô thị là một phần của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị là tập hợp những hệ thống công trình kỹ thuật được tổ chức phù hợp với quy hoạch phân bố cơ cấu đô thị phục vụ trực tiếp nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống đô thị và hệ thống giao thông đô thị là một phần trong hệ thống kỹ thuật đô thị bên cạnh các hệ thống khác như: Hệ thống cấp nước; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường đô thị; hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống thông tin liên lạc. Những hệ thống này được thiết lập để và tổ chức nhằm đảm bảo việc phục vụ đô thị, góp phần đảm bảo các hoạt động của đô thị. Các hệ thống đảm bảo tính đồng bộ, đảm bảo sự vận hành và công tác quản lý hệ thống một cách hiệu quả.

Vậy tóm lại hệ thống giao thông đô thị là gì. Hệ thống giao thông đô thị là hệ thống quan trọng nhất trong các loại hạ tầng kỹ thuật đô thị, nó đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác trong đô thị hoặc vận chuyển hành khách và hàng hóa từ đô thị này đi đến các nơi khác. Hệ thống giao thông có vai trò quan trọng trong việc hình thành bộ khung cấu trúc đô thị và có vai trò định hướng cho các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.

Hệ thống giao thông đô thị bao gồm hai phần chính:

Mạng lưới giao thông: Bao gồm mạng lưới đường giao thông trong đô thị, các tuyến sông rạch cho giao thông đường thủy, hệ thống nhà ga, cảng,…hệ thống bãi đậu xe, bến bãi hàng hóa, bến xe.

Nhu cầu giao thông: Đối tượng chính là hành khách hay hàng hóa được vận chuyển trên các phương tiện giao thông.

<img src="https://hvcsnd.com/wp-content/plugins/title-icons/icons/rss.png" class="lazy-load titleicon"/> Giao thông đô thị và Hệ thống giao thông đô thị là gì?

2.2. Phân loại hệ thống giao thông đô thị:

Có nhiều các phân loại khác nhau về hệ thống giao thông đô thị, tùy theo sự nhìn nhận của người nghiên cứu. Ta có thể chia ra làm hai nhóm là giao thông đối ngoại và giao thông đối nội.

Giao thông đối ngoại: Là giao thông giữ các thành phố với các vùng phụ cận và địa phương, là sự liên hệ giao thông giữa đô thị với bên ngoài, giữa các đô thị với nhau, hoặc giữa đô thị với các vùng khác trong nước.

Tùy vào địa hình, địa lý của các vùng đô thị cũng như quy mô ta có thể áp dụng các loại hình giao thông đô thị sau đây:

– Giao thông đường bộ: là hệ thống đường được xây dựng trên mặt đất bao gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Đây là loại hình đường được sử dụng phổ biến nhất về độ cơ động, có thể thực hiện từ cửa đến cửa, không cần phải qua trung chuyển, thiết bị vận tải đơn giản, dễ thích ứng với mọi trường hợp, cự ly di chuyển ngắn và có xu hướng gia tăng nhờ vào sự phát triển của phương tiện vận tải và mạng lưới đường bộ cả về chất lượng và số lượng. Các phương tiện lưu thông phổ biến như: ô tô bus, ô tô điện, xe con, xe máy, xe đạp,…

-Giao thông đường sắt: Bao gồm các Đường ray với hai thanh thép chạy song song đặt cố định xuống nền, được sử dụng phổ biến vì có sức chở lớn, vận chuyển được đường dài, an toàn tốc độ cao, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu; tuy nhiên đầu tư ban đầu lớn, chiếm nhiều diện tích, dễ gây trở ngại hoạt động của đô thị. Các loại phương tiện phổ biến như: Tàu điện, tàu điện trên cao, tàu điện ngầm,…

– Giao thông đường thủy: là một kiểu giao thông trên nước. Có thể vận chuyển số lượng hành khách lớn khối lượng lớn hàng hóa cồng kềnh, đi được đường xa, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng không cao; tuy nhiên phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và khí hậu, tốc độ di chuyển chậm. Các loại phương tiện phổ biến như: Tàu thủy, Canô, Thuyền,…

– Giao thông đường hàng không: Là loại hình giao thông trên bầu trời ngày nay trở thành phương tiện giao thông quan trọng với ưu thế vận chuyển số lượng hành khách và hàng hóa lớn và cồng kềnh; vận tải hàng không có tốc độ cao, phạm vi hoạt động rộng, thích hợp vận tải đường dài hoặc có thể vận tải tới những nơi mà các hình thức vận tải khác gặp nhiều khó khăn. Các phương tiện phổ biến như: các loại máy bay.

Giao thông đối nội: Đảm bảo việc lưu thông giữa các khu vực trong thành phố và thường gọi là giao thông trong đô thị. Giao thông đối nội bao gồm việc vận tải hàng hóa, hành khách với các nhiệm vụ cụ thể sau:

– Vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, vận tải hàng hóa phục vụ đời sống nhân dân trong vùng.

– Vận tải hành khách phục vụ nhu cầu của người lao động từ nhà tới nơi làm việc; học sinh, sinh viên đến trường; phục vụ nhu cầu đi lại của khách tham quan và du lịch và các nhu cầu đi lại khác.

Tuy nhiên, với giao thông đối nội thì vận chuyển hành khách vẫn là quan trọng nhất. Một số phương tiện phục vụ giao thông đối nội như: xe bus, tàu điện ngầm, tàu thủy, máy bay thương mại loại nhỏ,…

Như vậy, tại bài viết này chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những nội dung cơ bản về giao thông đô thị cũng như các hệ thống giao thông đô thị hiện nay, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với các bạn khi đang tìm hiểu về vấn đề này.

Bài viết liên quan
TƯ VẤN
MIỄN PHÍ
HOTLINE
0373 191 090
TƯ VẤN
MIỄN PHÍ
HOTLINE
0373 191 090