Cách đánh lái và trả lái xe ô tô là kỹ thuật cơ bản mà người điều khiển xe cần nắm rõ. Nếu thực hiện đúng quy trình, người lái có thể chủ động phản ứng nhanh trong những tình huống khẩn cấp, tránh được những nguy hiểm có thể xảy ra.
Để đánh lái, trả lái ô tô an toàn, người điều khiển cần phải biết nguyên tắc cầm vô lăng đúng cách. Tư thế chuẩn là đặt tay phải ở hướng 3 giờ, còn tay trái đặt ở hướng 9 – 10 giờ với hai ngón tay cái tỳ lên mặt trên của vô lăng. Cách cầm vô lăng này sẽ giúp người lái dễ dàng điều hướng và đánh, trả lái dễ dàng.
Đánh lái và trả lái là những thao tác cơ bản không chỉ giúp chủ phương tiện điều khiển xe đi đúng lộ trình mà còn đảm bảo an toàn, tránh rủi ro trong quá trình di chuyển.
1.1. Cách đánh lái xe ô tô
Đánh lái xe ô tô là kỹ thuật điều khiển vô lăng sao cho xe di chuyển theo hướng mong muốn. Tùy theo từng trường hợp mà người lái sẽ có những cách đánh lái khác nhau.
- Đánh lái kiểu kéo đẩy
Bắt đầu từ vị trí cầm lái chuẩn, người điều khiển sẽ xoay vô lăng cùng chiều với hướng di chuyển mong muốn. Ví dụ khi muốn rẽ trái, người điều khiển sẽ đánh lái vô lăng theo hướng ngược với chiều kim đồng hồ. Vị trí tay phải từ hướng 3 giờ sẽ đưa lên cao theo hướng 12 giờ, tay trái thả lỏng ở vị trí 12 giờ. Tiếp theo, tay trái quay vô lăng theo hướng 6 giờ cho đến khi xe di chuyển đến vị trí mong muốn thì bắt đầu kỹ thuật giữ và trả lái. Nếu muốn xe rẽ phải, người lái có thể thực hiện theo các bước tương tự nhưng ngược lại.
- Đánh lái bằng một tay
Đây là cách đánh lái chỉ sử dụng tay phải hoặc tay trái để điều khiển vô lăng. Kỹ thuật đánh lái một tay khá phức tạp với người mới bắt đầu. Do đó, nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, người điều khiển nên phối hợp cả hai tay để đánh và trả lái xe ô tô nhằm đảm bảo an toàn, trừ những trường hợp cần thực hiện đồng thời các thao tác như bật đèn xi nhan, bật gạt nước, ra vào số,…
- Đánh lái kiểu bắt chéo tay
Kỹ thuật này thực hiện tương tự như cách đánh lái theo kiểu kéo đẩy nhưng điểm phối hợp giữa hai tay sẽ không trùng nhau mà tạo thành hình chữ X. Ví dụ khi người điều khiển muốn rẽ trái, tay phải từ vị trí 3 giờ sẽ đánh lái vô lăng ngược chiều kim đồng hồ đến vị trí 10 giờ, cùng lúc đó tay trái sẽ đặt ở vị trí 2 giờ và đón tay lái, tiếp theo đặt tay phải ở vị trí 6 giờ để đón vô lăng từ tay trái. Người điều khiển thực hiện thao tác trên cho đến khi xe quay theo hướng cần thiết.
Ưu điểm cách đánh lái theo kiểu bắt chéo là góc quay vô lăng rộng nên người điều khiển có thể thực hiện cách đánh lái và trả lái tốc độ nhanh hơn, đặc biệt trong những tình huống cua gấp.
1.2. Cách trả lái xe ô tô
Ngoài việc đánh lái xe ô tô, chủ phương tiện cũng cần thành thạo kỹ thuật trả lái an toàn. Đây là thao tác điều khiển vô lăng theo hướng ngược lại với cách đánh lái đã hướng dẫn ở trên trong khi vẫn giữ thẳng các bánh xe.
Người điều khiển sẽ quay vô lăng sang trái và trả lái ngược lại bên phải. Thao tác này cần đảm bảo sao cho vô lăng quay trở lại đúng vị trí ban đầu trước khi đánh lái.
2. Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật đánh, trả lái ô tô
Để thực hiện thao tác đánh trả lái xe ô tô đúng kỹ thuật, người điều khiển cần lưu ý những điểm sau:
- Chủ phương tiện nên đặt tay cầm vô lăng đúng vị trí, thả lỏng bàn tay để tránh đau cơ khi lái xe trong thời gian dài. Bên cạnh đó, người điều khiển cũng không nên cầm vô lăng quá nhẹ, dễ mất kiểm soát khi gặp tình huống bất ngờ. Đối với những người mới bắt đầu lái xe nên dùng cả hai tay di chuyển vô lăng để đảm bảo an toàn.
- Không đánh lái quá mạnh hoặc đánh lái hoàn toàn vì có thể làm hư hỏng toàn bộ hệ thống lái của xe ô tô.
- Trả thẳng lái. Trong một số trường hợp, khi đã trả vô lăng về đúng vị trí ban đầu nhưng bánh xe ô tô vẫn không thẳng so với thân xe, lúc này người lái nên đặt tay thẳng theo hướng của vô lăng rồi di chuyển nhẹ khoảng 5 – 10 cm để xem xe có bị lệch hay không. Nếu xe dịch chuyển lệch hướng thì cần điều chỉnh vô lăng ngược lại.
Biết cách đánh lái và trả lái xe ô tô sẽ giúp người mới điều khiển xe một cách an toàn. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện cũng cần lưu ý cách đánh lái khi lùi xe đúng kỹ thuật để không gây ảnh hưởng lên toàn bộ hệ thống lái của ô tô.
Các hệ thống này đều được kết nối với cảm biến tốc độ và góc đánh lái để bộ điều khiển điện tử ECU tính toán lực cần thiết và truyền đến mô-tơ dòng điện phù hợp, tạo ra lực đẩy xoay theo hướng lái của người điều khiển. Chính vì vậy, người dùng có thể tự cài đặt và điều chỉnh các thông số liên quan như góc đánh lái, độ nhạy thiết bị hoặc tốc độ phản hồi của vô lăng,…